Theo các nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa sự tiêu thụ sữa với ung thư, một số chỉ ra rằng sữa có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, trong khi số khác lại cho rằng sữa là một trong các tác nhân chính, gây nguy cơ gây ung thư. Các sản phẩm sữa được tiêu thụ phổ biến bao gồm sữa, phô mai, sữa chua, kem và bơ. Dưới đây GOLD GARDEN GROUP sẽ giải thích chi tiết việc bổ sung sữa cho bệnh nhân ung thư.
Ung thư đại trực tràng có nên uống sữa không?.
Ung thư đại trực tràng hay gọi là ung thư ruột kết hoặc ung thư đại tràng. Bệnh gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào xâm lấn hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Đây là một trong các loại ung thư phổ biến nhất thế giới.
Có các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đại trực tràng, chế độ ăn uống hàng ngày là một trong các yếu tố chính. Việc tiêu thụ số lượng lớn các loại thực phẩm có nhiều mỡ, thịt động vật sẽ làm cho lượng acid mật tăng lên, khiến quần thể vi khuẩn trong đường ruột bị thay đổi. Khi đó, vi khuẩn đường ruột sẽ biến đổi acid mật thành các chất độc gây ra ung thư.
Hầu hết những nghiên cứu đều chỉ ra rằng tiêu thụ sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Bởi vì trong sữa có một số thành phần có khả năng bảo vệ cơ thể và chống lại ung thư đại trực tràng. Các thành phần này bao gồm:
- Canxi
- Vitamin D
- Vi khuẩn lactic, được tìm thấy trong sản phẩm sữa lên men như sữa chua
Ung thư tuyến tiền liệt có nên uống sữa không?.
Ung thư tuyến tiền liệt còn có tên gọi khác là ung thư tiền liệt tuyến, là một dạng ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang ở nam giới. Chức năng chính là sản xuất và lưu trữ tinh dịch. Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới.
Các tế bào ung thư có thể di căn từ tuyến tiền liệt sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là hạch bạch huyết và xương. Ung thư tuyến tiền liệt sẽ gây ra các triệu chứng như đau đớn và khó khăn khi đi tiểu tiện, quan hệ tình dục hoặc rối loạn chức năng cương dương.
Hầu hết nghiên cứu lớn chỉ ra rằng tiêu thụ một lượng lớn sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Sữa là một chất lỏng phức tạp chứa rất nhiều hợp chất hoạt tính sinh học. Một số trong số chúng có thể bảo vệ chống lại ung thư, tuy nhiên một số thành phần khác trong sữa có thể đem lại các tác dụng phụ không mong muốn đối với những người bị ung thư tuyến tiền liệt. Các thành phần này bao gồm:
- Canxi: chất canxi có trong sữa làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
- Yếu tố tăng trưởng tựa Insulin (Insulin-like growth factor 1, viết tắt là IGF-1): hàm lượng insulin cao gây ra các vấn đề về sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
- Hormone estrogen: hormone sinh sản trong sữa của bò mang thai có thể kích thích sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
Ung thư dạ dày có nên uống sữa không?.
Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ tư trên thế giới. Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, và có thể lan ra khắp dạ dày hoặc tới các bộ phận khác của cơ thể, điển hình là phổi, hạch bạch huyết, gan và thực quản.
Trong sữa chứa thành phần bảo vệ cơ thể như axit linoleic liên hợp (CLA) và một số vi khuẩn sinh học nhất định trong các sản phẩm sữa lên men. Ngoài ra sữa còn chứa hàm lượng chất đạm cao, cùng với khoáng chất và vitamin dễ hấp thụ, rất thích hợp để chữa bệnh dạ dày, đặc biệt là người bị ung thư dạ dày. Thêm vào đó, sữa tươi còn có tác dụng trung hòa lượng axit trong dịch vị tiêu hóa, giúp giảm đau và hỗ trợ các triệu chứng khó chịu như đau bụng.
Ung thư vú có nên uống sữa không?.
Ung thư vú là dạng ung thư phổ biến nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh thường gây ra một số dấu hiệu như đau tức ngực hoặc tuyến vú, vú to bất thường, nổi u cục ở tuyến vú, nổi hạch nách, thay đổi da vùng vú, tụt núm vú.
Nhìn chung, chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh mối liên hệ giữa sữa và ung thư vú. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu khuyến cáo các bệnh nhân mắc ung thư vú nên hạn chế sản phẩm từ sữa, vì trong sữa có hàm lượng chất béo cao làm tăng nguy cơ tái phát ung thư vú và tử vong.
Sử dụng sữa an toàn cho các bệnh nhân ung thư.
Vì sữa thực sự có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, nam giới nên tránh tiêu thụ quá nhiều. Theo hướng dẫn chế độ ăn uống hiện tại cho sữa khuyến nghị 2- 3 ly hoặc cốc mỗi ngày, nhằm đảm bảo lượng khoáng chất hấp thụ đầy đủ, chẳng hạn như canxi và kali. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ lí tưởng là không quá hai sản phẩm sữa mỗi ngày, tương đương với hai ly sữa.