Trong những triệu chứng liên quan đến khớp, đau nhức xương khớp phổ biến và dễ nhận biết, không ít người bệnh bỏ qua do triệu chứng không kéo dài và thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Song cần lưu ý nếu đau nhức xảy ra thường xuyên, mức độ đau nặng và tăng dần thì có thể do nguyên nhân bệnh lý.
Đau Nhức Xương Khớp Là Gì?.
Đau nhức xương khớp là cảm giác khó chịu phát sinh từ bất kì khớp xương nào trên cơ thể, nhất là các khớp xương chịu áp lực lớn như khớp vai, khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp háng… Nếu như “viêm khớp” gây đau kèm theo hiện tượng nóng, đỏ và sưng thì “đau khớp” có thể chỉ đau mà không sưng viêm hoặc có thể vừa đau vừa viêm – Các bạn cần phân biệt rõ 2 khái niệm.
Trước đây, tình trạng thường chỉ xảy ra với người trung niên (từ 40 tuổi trở lên), thế nhưng hiện nay có nhiều người trẻ gặp phải vấn đề này. Đau khớp được chia thành 2 loại cấp tính và mãn tính:
👉 Đau nhức xương khớp cấp tính:
Đau nhức xương khớp cấp tính là do khớp xương bị virus, vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Khi bị nhức khớp cấp tính sẽ kèm theo hiện tượng sưng đỏ ở ở các khớp, điển hình là khớp ngón tay, khớp gối, khớp khuỷu tay…
👉 Đau nhức xương khớp mãn tính:
Đau nhức xương khớp mãn tính xảy ra bởi sụn bị thoái hóa khiến đầu xương cọ sát vào nhau khi vận động gây ta cảm giác đau nhức. Khi bị đau nhức mãn tính, nếu không chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành viêm khớp, thoái hóa khớp… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Nhức Xương Khớp.
Là tình trạng sức khỏe thường gặp, thế nhưng bạn có biết nguyên nhân nào gây ra cảm giác đau nhức xương khớp không? Chuyên gia sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này một cách chi tiết.
👉 Đau nhức xương khớp do bệnh lý
Triệu chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Cơn đau kéo dài dai dẳng làm cản trở hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn hãy đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín vì triệu chứng này có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp.
👉 Thoái hóa khớp
Triệu chứng đau nhức có thể do nhiều bệnh gây ra và thoái hóa khớp là “đối tượng nghi vấn” đầu tiên. Bệnh đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn theo thời gian.
Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân. Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể, đồng thời luyện tập nhẹ nhàng cơ bắp để hạn chế cứng khớp.
👉 Viêm khớp dạng thấp
Ngoài thoái hóa khớp, triệu chứng đau nhức xương khớp là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh khớp mãn tính liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn gây biến dạng khớp và làm mất khả năng lao động, thậm chí gia tăng nguy cơ tàn phế.
👉 Gout
Bệnh gây đau nhức kèm sưng, nóng và đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường là khớp ngón chân, cổ chân, gối và khớp bàn tay. Cơn đau xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu và mệt mỏi.
👉 Loãng xương
Đối với người bị loãng xương, cơn đau nhức xương khớp sẽ xảy ra ở bên trong xương, thế nên dấu hiệu rất mơ hồ. Tuy nhiên, bạn có thể nhận diện cảm giác đau nhức do loãng xương thông qua triệu chứng đau nhức tại các đầu xương hay cảm thấy đau mỏi dọc theo các xương dài, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm.
👉 Lao xương khớp
Lao xương khớp là căn bệnh do vi khuẩn của người hoặc bò tấn công vào hệ xương khớp. Những khớp xương lớn và chịu sức nặng nhiều như khớp háng, cột sống và khớp gối có nguy cơ mắc lao xương khớp cao. Các khớp bị vi khuẩn lao tấn công thường bị đau nhẹ và sưng to, khiến cho các hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi và không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, thậm chí bị liệt.
Phương Pháp Điều Trị Đau Nhức Xương Khớp Khoa Học.
Như đã phân tích, triệu chứng đau mỏi và tê nhức xương khớp do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy nên, BS sẽ dựa vào nguyên nhân và mức độ đau nhức xương để đưa ra một trong những biện pháp chữa trị sau:
👉 Uống thuốc giảm đau, kháng viêm
Nếu cơn đau xương khớp không phải do viêm khớp, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa. Tuy nhiên, tình trạng đau kéo dài thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám bởi có thể xương khớp của bạn đã bị viêm, cần được bác sĩ kê đơn thuốc chữa viêm phù hợp.
👉 Tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp
Đây là 1 trong các giải pháp giảm đau giảm viêm hiệu quả, nhanh chóng và có thể duy trì tác dụng lên đến nửa năm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ viêm nhiễm, biến chứng.
👉 Phẫu thuật chỉnh sửa khớp
Xương khớp bị tổn thương, hư hỏng nặng gây ra các cảm giác đau nhức dai dẳng và giảm khả năng vận động. Lúc này, nếu chỉ uống thuốc hay tiêm thuốc sẽ không giải quyết được dứt điểm bệnh lý mà phẫu thuật mới là lựa chọn lý tưởng.
👉 Phẫu thuật nội soi khớp
Phương pháp cho phép BS sửa chữa các phần hư hỏng của khớp như loại bỏ sụn xù xì, làm mịn bóng bề mặt xương… mà không cần mở đường mổ lớn. Phẫu thuật nội soi được áp dụng phổ biến cho khớp đầu gối và khớp vai.
👉 Phẫu thuật thay thế khớp
Khi các khớp bị hư hỏng nặng và không có khả năng phục hồi được nữa, BS sẽ chỉ định thay thế bằng khớp nhân tạo. Khớp hông và khớp đầu gối là các vị trí thường được phẫu thuật thay khớp nhân tạo, nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể áp dụng với cả khớp ngón tay, khuỷu tay và khớp lưng.
👉 Cắt bỏ xương
Thủ thuật cắt xương giúp điều chỉnh và phân phối lại trọng lượng xương trong khớp, từ đó ổn định lại hoạt động cho khớp. Những người trẻ nên áp dụng phương pháp này thay vì phẫu thuật thay thế khớp.
👉 Hợp nhất khớp
Bản chất của kỹ thuật là hợp nhất hai đầu xương ở mỗi khớp mà không cần sự tồn tại của khớp nữa. Giải pháp này sử dụng khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng hoặc vị trí không thể tiến hành thay khớp nhân tạo như khớp mắt cá chân.
Phẫu thuật xương khớp yêu cầu kỹ thuật cao, thế nên chỉ BS chuyên khoa xương khớp mới đủ điều kiện thực hiện ca điều trị này. Bạn hãy đến những bệnh viện xương khớp uy tín để được đội ngũ bác sĩ giỏi tiến hành sửa chữa và thay thế khớp an toàn, chính xác.
Chế Độ Dinh Dưỡng Tốt Nhất.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp giảm nhẹ tình trạng đau nhức mà còn hỗ trợ tái tạo và phục hồi tế bào xương khớp. Đây chính là gợi ý về nhóm dinh dưỡng cùng các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị đau nhức xương khớp. Các nhóm dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu cho việc ngăn ngừa lão hóa sụn khớp và hỗ trợ quá trình tái tạo các tế bào xương khớp gồm:
- Vitamin D
- Vitamin C
- Vitamin K
- Beta Carotene
- Axit Omega 3
- Bioflavonoid
- Thực phẩm cần tránh khi đau nhức khớp
👉 Sử Dụng Sữa Non Canxi Nano OMEGA 3 Hạt Óc Chó Hỗ Trợ Xương Khớp Tốt Nhất.
Sữa Non Canxi Nano OMEGA 3 Hạt Óc Chó là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho người già, người bị xương khớp, loãng xương cần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Thành phần: Sữa bột béo (50-55%), Đường (Maltodextrin, Dextrose), nondairy creamer, whey protein, soy protein, MUFA, PUFA, MCT, DHA, Chất xơ (FOS), sữa non 1000mg/100g, taurin, choline, L-lysine HCL, omega 3 (80 mg/100g), bột hạt óc chó 90 mg/100g. Hỗn hợp khoáng chất (Canxi Carbonat nano (750 mg/100g), Aquamin F, Magie phosphat, Natri Clorid, Kali iodua, Sắt III polymaltose, Kẽm Gluconate, Natri Selenit, Đồng sulphat, Mangan sulphat, Inositol, Chromium). Vitamin (A, D3, C, B3, B1, B2, B5, B6, B12, K2 (MK7), Biotin, Acid folic, E), hương vanilla thực phẩm Nguyên liệu sữa bột béo nhập khẩu New Zealand.
- Dùng thay thế bữa ăn phụ hoặc thêm sau bữa ăn chính, cung cấp dinh dưỡng và một số vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.
- Đối tượng sử dụng là người trung tuổi, người già, người bị xương khớp, loãng xương cần bổ sung dinh dưỡng.
- Không thích hợp cho đối tượng không dung nạp sữa bò và dị ứng với lactose.