Máu nhiễm mỡ chính là căn bệnh ngày càng phổ biến, đe dọa tới sức khỏe và chất lượng sống. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ quan trọng, trong đó sữa là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Vậy máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì? Uống bao nhiêu là đủ?.
Máu Nhiễm Mỡ Nên Uống Sữa Gì?.
Bổ sung sữa chính là phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng cân bằng tốt cho người bị Máu nhiễm mỡ. Dùng sữa hợp lý cho phép người bệnh giảm cân và giảm lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên loại sữa dùng cho bệnh nhân cần lưu ý là loại không có chất béo hoặc chứa hàm lượng chất béo thấp.
👉 Sữa nguyên kem
Đây là sữa béo, sữa toàn phần, chứa hàm lượng chất béo từ 3,2 – 3,8%, một số loại chiếm tới 4%. Loại sữa này không được khuyến khích cho người bị máu nhiễm mỡ, kể cả người gầy do rối loạn chuyển hóa vì nó làm tăng cholesterol máu.
👉 Sữa ít béo
Sữa ít béo với hàm lượng chất béo từ 1 – 1,8% tách kem một phần nên hàm lượng chất béo thấp song vẫn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như Canxi, magie, Kali,… Người bệnh máu nhiễm mỡ vẫn có thể dùng loại sữa này song cần kết hợp kiểm soát chất béo từ thực phẩm khác để giảm cân, giảm chất béo hấp thu.
👉 Sữa gầy
Sữa gầy chính là sữa tách kem chỉ chứa hàm lượng chất béo nhỏ hơn 1% là loại sữa được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị mỡ máu cao. Hàm lượng chất béo thấp rất an toàn, không gây tăng cao cholesterol máu.
Một Số Loại Sữa Khác Cho Người Bị Máu Nhiễm Mỡ.
👉 Sữa đậu nành
Theo những nghiên cứu chỉ ra rằng, người sử dụng đậu nành và chế phẩm như sữa đậu nành có thể kiểm soát cholesterol xấu trong máu tốt hơn, đồng thời lượng cholesterol tốt cũng cao, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sữa đậu nành không có cholesterol, ít chất béo bão hòa là loại thực phẩm mà người bệnh có thể bổ sung hàng ngày.
Sữa đậu nành cung cấp lượng chất đạm lớn, chứa nhiều Vitamin và khoáng chất như: Omega-3, Vitamin E, Niacin, B-6, choline, Photpho, Kali, Kẽm, Magie,… đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể. Ngoài bổ sung sữa đậu nành thay thế cho sữa bò tươi, người bệnh bị máu nhiễm mỡ có thể dùng đạm đậu nành thay thế cho đạm động vật.
👉 Sữa tỏi
Tỏi là chính là loại gia vị tốt cho sức khỏe, giúp giảm hàm lượng mỡ máu hiệu quả cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Bạn có thể tự chế biến loại sữa này đơn giản tại nhà như sau:
- Bóc 10 nhánh tỏi nhỏ, rửa sạch và băm nhỏ
- Cho 500ml sữa ít béo, tỏi đã băm cùng 250ml nước vào nồi
- Đun sôi hỗn hợp rồi giữa lửa nhỏ và khuấy đều tay
- Thêm đường vừa đủ, tắt bếp
- Uống khi ấm đem lại hiệu quả tốt nhất. Người bệnh máu nhiễm mỡ có thể uống sữa tỏi hàng ngày để giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch và cục máu đông.
👉 Sữa dừa
Sữa dừa không đường là sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ, thức uống này không chứa cholesterol và giàu chất béo bão hòa. Khoảng 220ml sữa dừa không đường chứa khoảng 4g chất béo bão hòa, vì thế không nên dùng thường xuyên.
👉 Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, song giàu canxi và Vitamin D rất tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol máu.
👉 Sữa Non Canxi Nano OMEGA 3 Hạt Óc Chó
Sữa Non Canxi Nano OMEGA 3 Hạt Óc Chó là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho người già, người bị xương khớp, loãng xương cần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Thành phần: Sữa bột béo (50-55%), Đường (Maltodextrin, Dextrose), nondairy creamer, whey protein, soy protein, MUFA, PUFA, MCT, DHA, Chất xơ (FOS), sữa non 1000mg/100g, taurin, choline, L-lysine HCL, omega 3 (80 mg/100g), bột hạt óc chó 90 mg/100g. Hỗn hợp khoáng chất (Canxi Carbonat nano (750 mg/100g), Aquamin F, Magie phosphat, Natri Clorid, Kali iodua, Sắt III polymaltose, Kẽm Gluconate, Natri Selenit, Đồng sulphat, Mangan sulphat, Inositol, Chromium). Vitamin (A, D3, C, B3, B1, B2, B5, B6, B12, K2 (MK7), Biotin, Acid folic, E), hương vanilla thực phẩm Nguyên liệu sữa bột béo nhập khẩu New Zealand.
- Dùng thay thế bữa ăn phụ hoặc thêm sau bữa ăn chính, cung cấp dinh dưỡng và một số vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.
- Đối tượng sử dụng là người trung tuổi, người già, người bị xương khớp, loãng xương cần bổ sung dinh dưỡng.
- Không thích hợp cho đối tượng không dung nạp sữa bò và dị ứng với lactose.
Nếu còn băn khoăn máu nhiễm mỡ nên uống sữa gì, bạn có thể gặp và trao đổi với BS, chuyên gia dinh dưỡng. Sử dụng sữa cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ không quá phức tạp và cần kiêng khem, tuy nhiên cần thường xuyên kiểm tra mỡ máu bằng xét nghiệm máu, khám sức khỏe định kỳ phòng ngừa phát hiện sớm biến chứng bệnh.